Cung Cầu Trong Forex – Sử Dụng Đồ Thị Cung Cầu Để Giải Thích

Một trong những điều đầu tiên mà các trader cần biết trong giao dịch Forex đó là xác định vùng cung và cầu. Đồng thời cũng cần biết cách đánh giá sức mạnh của chúng. Các vùng cung cầu xuất hiện rất nhiều trên thị trường với mọi khung thời gian. Khi nắm bắt được vùng cung cầu, bạn có thể sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích cho rất nhiều thứ. 

Cung và cầu trong Forex là gì?

Cung chính là thước đo số lượng hàng hóa cụ thể có sẵn tại một thời điểm nào đó. Khi nguồn cung của một loại tiền tệ mà tăng lên thì giá trị của đồng tiền sẽ giảm. Ngược lại, nếu nguồn cung của một loại tiền tệ mà giảm, đồng tiền sẽ trở nên có giá trị hơn.

Ngược lại, đối với cầu thì nó là thước đo lượng hàng hóa cụ thể do nhiều người muốn mua tại một thời điểm. Khi nhu cầu của một loại tiền tệ lớn dần, đồng tiền sẽ trở nên có giá trị hơn. Ngược lại, khi nhu cầu đồng tiền đó giảm thì giá trị đồng tiền sẽ giảm.

Sam Seiden là một trader rất nổi tiếng trong trường phái giao dịch cung cầu từng nói rằng: khi chúng ta giao dịch Forex nghĩa là chúng ta đang đặt cược tất cả vào nền kinh tế của đồng tiền. Do đó, cung và cầu trong giao dịch phụ thuộc vào nhận định và kỳ vọng của thị trường về nền kinh tế của một quốc gia. Bạn có thể sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích điều đó.

Hỗ trợ và kháng cự dưới góc nhìn của vùng cung cầu

Mức hỗ trợ là mức giá thấp hơn so với giá hiện tại và nó là nơi lực cầu mạnh hơn lực cung. Khi giá tiếp cận đến mức hỗ trợ, kỳ vọng chung của thị trường đó là lực giảm chậm lại, đồng thời giá sẽ tăng lên trở lại.

Thị trường được hiểu là ý chí của các trader và nhà đầu tư. Khi giá giảm đến mức đủ thấp để mua, lượng mua vào cũng như giá theo đó mà tăng vọt. Với cách hiểu đó, chúng ta có thể suy ra: khi giá hướng về một mức hỗ trợ và có giá rẻ hơn. Người mua sẽ có xu hướng gia tăng mua sắm, tạo ra lực cầu lớn và giá được đẩy lên.

cung-cau-trong-forex

Còn mức kháng cự chính là mức giá cao hơn giá hiện tại. Và là nơi lực cung vượt quá lực cầu. Tại đây, áp lực bán ra được cho là đủ mạnh để ngăn chặn sức tăng của giá và phe mua đang có xu hướng mua ít hơn. Đồng thời phe bán sẽ có sức bán mạnh hơn, khiến cho giá giảm xuống từ mức kháng cự.

cung-cau-la-gi-trong-forex

Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích ý nghĩa

Một ví dụ rất điển hình đó là khi bạn mở biểu đồ EUR/USD ra. Bạn có thể thấy cách mà giá nó giảm mỗi lần sẽ chạm mức kháng cự tại 0.9080. Đây là mức tập trung nhiều lực cung nhất và sẽ đẩy giá giảm xuống mức 0.8750 trong lần thứ nhất.

su-dung-cung-cau-de-giai-thich

Sử dụng biểu đồ cung cầu để giải thích cho cặp EUR/USD nói trên. Nó tập trung vào mức hỗ trợ là 0.8750, đây là nơi tập trung nhiều lực cầu nhất. Từ mức hỗ trợ này, chúng ta thấy giá đã tăng trở lại lên mức kháng cự mà vừa rồi chúng ta đã nói ở trên trước khi giá tiếp tục giảm xuống. 

Tuy nhiên, ở lần chạm thứ hai thì mức hỗ trợ đã không còn đủ hấp dẫn phe mua. Do đó khiến cho nó bị phá vỡ. Có thể thấy, không phải lúc nào mức hỗ trợ và kháng cự cũng là điểm đảo chiều thành công.

su-dung-cung-cau-de-giai-thich-gi

Trên thực tế, cung và cầu có thể xuất hiện trên trên thị trường tại bất kỳ thời điểm nào. Quay lại với biểu đồ EUR/USD, lúc này hai lực cung cầu cùng được biểu thị trên cùng một biểu đồ. Dễ thấy hành động giá có sự chậm lại và tạo ra những vùng tích lũy tạm thời giữa mức hỗ trợ và kháng cự. Vùng giá tích lũy chính là dấu hiệu cho chúng ta thấy lực cung và lực cầu đang cân bằng.

Cung và cầu được hình thành thế nào?

Thông qua sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích thì chúng ta có thể thấy. Nếu một mức giá từng đóng vai trò là một mức hỗ trợ hoặc kháng cự hiệu quả. Thì nó có thể tác động tương tự đến sự biến động giá tương lai. Đôi khi, những mức kháng cự và hỗ trợ có thể duy trì hiệu quả trong một thời gian khá dài.

Nếu một đáy mới mà thấp hơn được thiết lập nhưng sau đó giá lại tăng lên từ mức đáy đó. Nó sẽ thu hút sự chú ý nhất định trên thị trường. Sau một thời gian, giá trở lại mức đáy này. Một lượng lớn lệnh mua cũng sẽ được đặt, khiến cho giá tăng lên. Đó là cách mà mức hỗ trợ hay một vùng cầu được hình thành.

Tương tự như vậy, một mức kháng cự hay một vùng cung cũng được bắt đầu hình thành với một đỉnh mới cao hơn những đỉnh trước đó. Một lượng lớn lệnh bán sẽ được đặt ở mức đỉnh này. Khiến giá giảm và mức kháng cự được xác nhận.

Kháng cự và hỗ trợ thất bại

Sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích. Sau 3 lần liên tiếp bật lên từ mức hỗ trợ xanh lục. Giá đã phá vỡ mức này ở lần thứ tư. Lực cầu lúc này đã cạn và không còn người mua nào muốn mua với mức giá đó nữa. Việc mức hỗ trợ bị phá vỡ thể hiện lực cung mới. Phe bán đã sẵn sàng bán ra với giá thấp hơn.

cung-va-cau-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao

Tương tự, một mức kháng cự cũng không thể nào tồn tại mãi được. Và sự phá vỡ trên mức này biểu thị lực cung đã cạn kiệt và đang xuất hiện lực cầu mới. Lúc này, phe mua đã sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Còn phe bán đang bị thiếu động lực bán vì họ muốn tìm một mức giá tốt hơn.

cung-va-cau-duoc-hinh-thanh-the-nao

Khi một mức kháng cự bị phá vỡ thì nó sẽ thường trở thành hỗ trợ. Giá có khả năng sẽ trở lại mức này thêm 1 lần nữa trước khi tiếp tục tăng. Do tác động từ lực cầu ở mức hỗ trợ mới. Khi giá tăng đến một mức nào đó thì phe bán có thể trở lại và phe mua sẽ dừng việc mua với giá cao. Qua đó nó bắt đầu sự hình thành với một mức kháng cự mới.

Quy trình ngược lại cũng xảy ra khi một mức hỗ trợ bị phá vỡ. Hỗ trợ mà bị phá vỡ sẽ trở thành mức kháng cự mới. Và giá có thể quay trở mức đó trước khi tiếp tục giảm. Khi giá tạo đáy thấp hơn một mức hỗ trợ mới sẽ hình thành.

Lý thuyết cung cầu theo quan điểm của chuyên gia Sam Seiden

Trader Sam Seiden đã từng đưa ra lý thuyết cung cầu. Nó dựa vào 2 nguyên tắc chính. Vậy đó là những nguyên tắc nào? liệu có thể sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích không? Cùng xem qua phần chia sẻ phía dưới để có được câu trả lời.

Nguyên tắc 1: Biến động giá đều là một chức năng của mối quan hệ giữa cung và cầu đang diễn ra

Tại một thị trường luôn ở một trong ba trạng thái sau:

  • Thứ nhất: nó có thể ở trong trạng thái cầu vượt quá cung. Đồng thời tồn tại một sự cạnh tranh để mua vào dẫn đến giá tăng cao hơn.
  • Thứ hai: nó có thể ở trong tình trạng cung vượt quá cầu. Làm cho có sự cạnh tranh để bán và khiến giá giảm xuống mạnh.
  • Thứ ba: nó có thể ở trong trạng thái cân bằng. Ở trạng thái này sự cạnh tranh để mua hoặc bán là không có. Bởi thị trường lúc này ở mức giá mà mọi người đều có thể mua hoặc bán thế nào tùy thích. Tuy nhiên, khi thị trường hết cân bằng, cạnh tranh sẽ lại tăng lên và đến một lúc nào đó. Chính sự cạnh tranh đó sẽ đẩy thị trường quay lại với trạng thái cân bằng.

Mặc dù trạng thái cân bằng diễn ra trong thời gian khá lâu. Nhưng chúng ta lại có rất ít cơ hội giao dịch trong khu vực đó.

Nguyên tắc 2: Giá có thể phản ánh mọi thứ

Tại một thời điểm bất kỳ sẽ có rất nhiều thông tin tài chính được truyền ra. Có thể là báo cáo thu nhập, tấn công khủng bố, ý kiến phân tích, báo cáo kinh tế… Tất cả những thông tin này khiến thị trường suy nghĩ và nhận thức khác nhau. Và chúng đều được thể hiện rõ trong hành động giá. Tuy nhiên, mọi người dễ lầm tưởng rằng những người khác cũng suy nghĩ tương tự như họ và tất nhiên, đó là một sai lầm.

Nguyên tắc 3: Nguồn gốc của biến động giá chính là một phương trình. Mà trong đó một trong hai lực lượng cạnh tranh là phe mua và phe bán sẽ trở thành số 0 ở một mức giá cụ thể

Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy đưa ra con số cụ thể và sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích nhé. Giả sử tại mức giá là 20,50 USD. Có 300 người mua và 200 người bán. Giá ở mức ổn định hay cung cầu sẽ duy trì ở trạng thái cân bằng cho đến khi người bán thứ 200 thực hiện việc bán. Như vậy, chúng ta chỉ còn lại là 100 người mua và không có người nào bán. 

Một trong hai lực cạnh tranh là phe mua và phe bán đã cạn kiệt. Và trong trường hợp này, là phe bán hoặc lực cung. Sự mất cân bằng đó chỉ diễn ra trong 1 khoảng thời gian nhất định. Vì thế, biến động giá cũng chỉ xảy ra khi một trong hai lực cạnh tranh cung và cầu trở thành số 0.

Lời kết

Phía trên bài viết Tự học Forex đã chia sẻ đến các bạn rất nhiều kiến thức xoay quang cung và cầu. Và có thể sử dụng đồ thị cung cầu để giải thích cho nhiều việc. Hy vọng các bạn đã nắm được hết những kiến thức, thông tin hữu ích mà chúng tôi đưa ra nhé!

CÙNG THẢO LUẬN

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây