logo exness
Nhập mã đối tác
vnd
để được hỗ trợ

Stop Loss là gì? Những điều cần biết khi đặt lệnh

Quản lý rủi ro là điều cực kỳ quan trọng khi giao dịch forex hay chứng khoán. Một trader giỏi sẽ tận dụng tối đa các công cụ và các lệnh để giao dịch. Trong đó, Stop Loss là lệnh được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng, dùng để cắt lỗ kịp thời, giảm thiểu rủi ro. Vậy cụ thể Stop Loss là gì và cần lưu ý những gì khi đặt lệnh này? Cùng Tự học forex tìm hiểu ngay sau đây!

Stop Loss là gì?

SL là chức năng mà broker cung cấp cho trader nhằm hạn chế thua lỗ
SL là chức năng mà broker cung cấp cho trader nhằm hạn chế thua lỗ

Trong đầu tư chứng khoán, Stop Loss (SL) là lệnh cài đặt với mức giá cắt lỗ, cụ thể là bán chứng khoán tại giá định trước. Lệnh này giúp hạn chế thua lỗ của một lệnh mua bán nào đó. Khi giá thị trường chạm mức giá cài đặt sẵn, lệnh sẽ tự động đóng.

Tương tự, trong forex, SL là chức năng mà broker cung cấp cho trader nhằm hạn chế thua lỗ. Đặc biệt là khi thị trường đi ngược với dự đoán của nhà đầu tư. 

Xem thêm: Tìm hiểu sell stop để tăng tỷ lệ thành công

Ý nghĩa của lệnh Stop Loss

Lệnh Stop Loss có vai trò cực kỳ quan trọng với các trader bởi không ai có thể dự đoán 100% diễn biến của thị trường trong tương lai. Dù bạn đã lên kế hoạch và chiến lược cụ thể, dù kinh nghiệm của bạn có sâu tới đâu thì thị trường vẫn có thể đột ngột quay ngược dòng. Vì vậy, giao dịch nào cũng có cả tiềm năng về lợi nhuận, tiềm ẩn những rủi ro. Lệnh dừng lỗ dùng để ngăn chặn rủi ro ở mức thấp nhất. 

Đặc biệt, trong forex, Stop Loss thường đi liền với các lệnh Sell Stop Order hoặc Sell Stop Limit Order. Cụ thể:

  • Lệnh Sell Stop Order: sẽ được khớp khi giá thị trường chạm mức giá đặt. Mức giá này sẽ thấp hơn giá thị trường và được sử dụng khi dự đoán thị trường sẽ giảm mạnh, phá vỡ ngưỡng hỗ trợ. 
  • Lệnh Sell Stop Limit Order: Là lệnh giới hạn bán, được kích hoạt nếu giá thị trường >= giá giới hạn. Lệnh này được dùng khi bạn đoán rằng thị trường giảm mạnh. Bản chất Sell Stop Limit là kết hợp giữa Sell Stop Order và Sell Limit.

=> Lệnh dừng lỗ giúp hạn chế rủi ro khi thị trường giảm rồi bắt đầu đảo chiều tăng.

Phân loại lệnh Stop Loss

Lệnh dừng lỗ được chia làm 2 loại là:

  • Lệnh cắt lỗ bán: Dùng để tự động đóng các lệnh bán khi giá tăng đến một mức giá tương ứng với khoản lỗ chấp nhận được.
  • Lệnh cắt lỗ mua: Dùng để tự động đóng các lệnh mua khi giá giảm đến mức tương ứng với khoản lỗ tính toán trước.

Các chiến lược đặt Stop Loss

Các chiến lược đặt Stop Loss phổ biến nhất
Các chiến lược đặt Stop Loss phổ biến nhất

Dưới đây là các chiến lược mà trader nên áp dụng đặt lệnh dừng lỗ trong giao dịch forex:

Đặt Stop Loss cố định

Trader có thể đặt SL với mức giá cố định và không thay đổi cho đến khi giá thị thị trường chạm đến mốc này. Đơn giản nhất, trader nên dùng tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận thấp nhất là 1:1. Tức là mức SL và TP sẽ chênh so với giá đặt lệnh với khoảng pip bằng nhau. 

Đặt Stop Loss theo chỉ báo

Bạn có thể dựa vào chỉ báo để đặt SL, chẳng hạn như ATR (Average True Range). Chẳng hạn, nhà giao dịch mức SL cách 50 pips, Take Profit cách 100 pips. Nếu thị trường hơi buồn ngủ, 50 pips được xem là quá lớn. Còn thị trường biến động mạnh, 50 pips được xem là quá nhỏ. Việc sử dụng chỉ báo ATR sẽ giúp bạn phân tích chính xác thị trường, để quản lý rủi ro.

Dời Stop Loss thủ công

Khi vị thể của họ đang có lợi, họ có thể dịch chuyển mức SL để kiểm soát tối đa mức lỗ. Chẳng hạn, bạn đặt 1 lệnh vị thế bán. Khi mức giá dịch chuyển thấp hơn, có lợi cho vị thế, trader có thể hạ mức SL. Nếu xu hướng đảo ngược, vị thế sẽ tự động đóng lại.

Lệnh Stop Loss có ưu điểm và hạn chế gì?

Cùng xem những lợi ích khi sử dụng SL và điểm yếu của loại lệnh này là gì?

Ưu điểm của lệnh Stop Loss

Lệnh Stop Loss giúp trader duy trì lợi nhuận và rủi ro như kỳ vọng
Lệnh Stop Loss giúp trader duy trì lợi nhuận và rủi ro như kỳ vọng
  • Lệnh SL là lệnh được thực hiện tự động khi mức giá thị trường chạm mốc trader đã đặt trước.
  • Giúp trader giảm thua lỗ, với mức lỗ giới hạn ở mức chấp nhận được. Đồng thời, họ không phải rời vào trạng thái stress gồng lỗ.
  • Giúp trader duy trì mức lợi nhuận và rủi ro như kỳ vọng. Bên cạnh đó, lệnh dừng lỗ giúp họ kiểm soát cảm xúc trong trường trường hợp thị trường biến động mạnh.

Nhược điểm khi đặt lệnh Stop Loss là gì?

  • Rủi ro khi thị trường biến động ngắn hạn: Nếu trader đặt SL bán trong ngắn hạn, lệnh sẽ khớp trước khi giá tăng trở lại. Điều này khiến nhà đầu tư đánh mất một khoản lợi nhuận tương đối.
  • Cần xác định rõ mức giá SL: Muốn đặt được lệnh dừng lỗ, trader cần tính toán được mức giá mua, giá bán giới hạn phù hợp. Điều này không hề dễ dàng, cần sự phân tích cụ thể.

Cách đặt lệnh Stop Loss trên MT4 đơn giản nhất

Cách đơn giản nhất, thông dụng nhất là đặt mức SL trên cửa sổ lệnh (Order). 

Với các lệnh bắt đầu đặt:

  • Trong hộp thoại đặt lệnh, sau khi chọn loại lệnh và nhập thông tin khối lượng (Volume). Tại mục Stop Loss, bạn chỉ cần chọn mũi tên lên xuống để điều chỉnh mức giá dừng lỗ, hoặc điền mức bạn mong muốn. 
Điều chỉnh mức Stop Loss trong hộp thoại đặt lệnh
Điều chỉnh mức Stop Loss trong hộp thoại đặt lệnh
  • Nếu bạn đặt mức giá dừng lỗ quá gần với giá hiện tại, thông báo “SL không hợp lệ” (Invalid S/L) sẽ xuất hiện.

Với các lệnh đã được đặt trước đó và chưa khớp, nếu muốn thêm hoặc thay đổi mức dừng lỗ, bạn cần:

  • Trong cửa sổ Terminal, toàn bộ các vị thể đang mở trong tab Trade. Bạn chỉ cần kích chuột phải vào lệnh muốn thêm hoặc sửa giá đặt SL. Sau đó click vào “Modify or Delete”.
  • Trong ô Stop Loss, nhập lại mức dừng lỗ theo tính toán của bạn.
Nhập lại mức Stop Loss trong khung Modify Order
Nhập lại mức Stop Loss trong khung Modify Order
  • Nhấn chọn “Modify” để hoàn tất việc thay đổi. Lúc này, mức SL mới sẽ được tự động cập nhật trên cửa số Terminal.

Hoặc bạn có thể thay đổi, thêm mức chặn lỗ nhanh bằng cách dùng chuột kéo đường SL đến mức giá mục tiêu trên biểu đồ.

Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn XTB trên điện thoại

Những lưu ý cần nắm khi đặt lệnh Stop Loss

Lệnh dừng lỗ giúp trader quản trị rủi ro cực kỳ tốt. Tuy nhiên, nhiều trader vẫn có thể phạm phải sai lầm khi dùng các lệnh này.

Đặt lệnh Stop Loss ở mức giá quá gần

Lúc này, mức thua lỗ sẽ thấp nhất. Thế nhưng, nếu thị trường quay đầu ngược xu hướng, bạn sẽ bỏ lỡ một khoản lợi nhuận lớn. Hãy cân nhắc tính toán để đặt mức SL hợp lý, theo vùng kháng cự/hỗ trợ để không phải tiếc.

Đặt lệnh Stop Loss với mức giá quá xa

Khi mức giá SL đặt quá xa mức giá mua, bạn sẽ phải gánh một khoản lỗ tương đối lớn. Vì vậy, 1 là gồng lỗ, 2 là đặt mức giá SL không quá xa. Hãy biết thời điểm dừng đúng lúc thay vì cố níu giữ rồi cắt lỗ đau đớn.

Dời mốc Stop Loss

Khi trader thấy giá đi ngược kỳ vọng, họ dời mốc SL để tránh bị quét. Tuy nhiên, luôn tồn tại những điều bất ngờ trên thị trường forex. Đôi khi, việc dời mốc giá SL sẽ khiến bạn tổn thất nhiều hơn. Do đó, hãy kiên định với chiến lược ban đầu, đừng lung lay trước sự thay đổi ngắn hạn trước mắt.

Lời kết

Trên đây, Tự học forex đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về Stop Loss. Hy vọng rằng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn khi đặt lệnh. Tận dụng lệnh Stop Loss để cắt lỗ kịp thời, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất trong giao dịch forex. 

FAQ

Tại sao trader cần tìm hiểu và sử dụng Stop Loss?

Stop Loss có nhiều ý nghĩa trong giao dịch. Tuy nhiên, một cách ngắn gọn nhất, thị trường forex hay đầu tư tài chính luôn có nhiều biến động. Không có gì là chắc chắn, vì vậy, mức SL sẽ là công cụ giúp bạn giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất. 

Bị quét Stop Loss nhiều có ổn không?

Khi giá thị trường chạm mức giá SL, hệ thống sẽ đóng vị thế đang mở. Điều này giúp bạn chỉ gánh chịu một khoản lỗ nhất định với 1 giao dịch thất bại. Tuy nhiên việc bị quét Stop Loss nhiều, sẽ khiến trader lo lắng hoặc mất bình tĩnh. Đây cũng là lời thức tỉnh rằng trader cần luyện tập nhiều hơn trên tài khoản Demo.

Có nên đặt mức Stop Loss xa hơn để tránh bị quét nhiều?

Nhìn chung, việc đặt SL vẫn mang tính chất chủ quan. Nhiều trader muốn thu được lợi nhuận nhỏ, chỉ đặt SL cách có vài pips so với giá hiện tại. Nếu thị trường biến động mạnh vài chục pip, lệnh dừng lỗ sẽ bị quét ngay. Vì vậy, nhiều trader mạnh dạn đặt mức SL xa hơn nhưng đồng nghĩa với việc chịu nhiều tác động từ thị trường. Bạn cần cân nhắc mức độ chịu đựng và nguồn vốn mình có.

Nhập mã đối tác
38721
để được hỗ trợ

Cùng thảo luận

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây