Chiến thuật giao dịch ngưỡng hỗ trợ và kháng cự

Trong thị trường tài chính. Chiến thuật giao dịch ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là một trong những phương pháp phổ biến. Chiến dịch ngưỡng hỗ trợ và kháng cự dự đoán sự thay đổi giá của tài sản trong tương lai.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là hai điểm quan trọng trên biểu đồ giá. Giúp các nhà giao dịch xác định mức giá mà tài sản có thể tăng hoặc giảm trong tương lai. Điều này cung cấp cho họ một lợi thế đáng kể trong việc quyết định mua hoặc bán tài sản.

Trong bài viết này. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về chiến thuật giao dịch ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Cách nó có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định giao dịch hiệu quả.

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là các mức giá nối high hoặc low của nhiều bar lại với nhau. Nó được hình thành khi hành động giá quay đầu. Và đảo chiều tạo ra 1 đỉnh hoặc đáy trên thị trường.

Ở chart bên dưới, chúng ta sẽ thấy ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tạo ra 1 vùng giá. Khi giá phá vỡ ra khỏi vùng này. Nó quay lại test mức kháng cự cũ khi đó đã trở thành mức hỗ trợ mới.

Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là gì

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự còn được tạo ra từ các điểm swing. Khi thị trường có trend, giá thối lui. Để lại 1 điểm swing trông giống 1 đỉnh khi trend up và đáy khi trend down.

Khi trend tăng. Các đỉnh cũ hoạt động giống như 1 mức hỗ trợ khi giá phá vỡ và quay lại test.

Khi trend giảm. Các đáy cũ hoạt động như 1 mức kháng cự khi giá phá vỡ và quay lại test.

Sau đây là 1 ví dụ, về thị trường quay lại test điểm swing trước trong down trend. Để ý thị trường quay lại test mức hỗ trợ cũ khi đó đã biến thành mức kháng cự mới. Chúng ta nên tìm điểm vào theo trend khi giá quay lại. Và test những điểm swing trước đó. Vì tại các điểm này giá thường bắt đầu tiếp diễn lại trend và có R:R tốt nhất.

Thị trường quay lại test điểm swing trước trong down trend
Thị trường quay lại test điểm swing trước trong down trend

Tín hiệu hành động giá từ các mức hỗ trợ và kháng cự

Các mức hỗ trợ và kháng cự là bạn tốt của trader. Khi một tín hiệu hành động giá hình thành tại các mức hỗ trợ và kháng cự thì nó thường có xác xuất cao. Nó cũng cho 1 mức stoploss sát và 1 cơ hội để giá quay đầu. Vì vậy mà tại đây luôn có R:R tốt nhất.

Phân tích ví dụ 1

Ở chart bên dưới, chúng ta thấy 1 mức kháng cự quan trọng và 1 fakey bearish. Bởi vì fakey cho thấy 1 sự đảo chiều và phá vỡ giả mức kháng cự. Nên đó là cơ hội để giá xuống thấp hơn.

mức kháng cự quan trọng
Phân tích ví dụ 2

Chart dưới đây cho thấy cách giao dịch mức hỗ trợ trong 1 trend tăng. Để ý rằng, khi có 2 pin bar như thế. Thì khả năng trend sẽ tiếp tục và tăng cao hơn mức hỗ trợ.

mức hỗ trợ tăng trong 1 trend
Phân tích ví dụ 3

Chart tiếp theo cho chúng ta thấy. Trong 1 thị trường có trend, điểm swing trước thường biến thành mức hỗ trợ hoặc kháng cự mới. Và cho cơ hội tìm kiếm điểm vào hành động giá.

Trong trường hợp này trend đang tăng. Điểm swing high phía trước bị đảo ngược thành mức hỗ trợ khi giá phá vỡ. Chúng ta có thể thấy khi giá quay lại test mức đó lần thứ 2. Nó hình thành nên 1 tín hiệu pin bar rất đẹp để vào thị trường theo trend.

điểm hỗ trợ và kháng cự mới
Phân tích ví dụ 4

Ở chart cuối cùng, để ý rằng swing low xuất hiện ở trend down bên trái của chart. Mức này duy trì qua nhiều tháng, ngay cả khi trend chuyển từ down sang up. Đầu tiên nó hoạt động như 1 mức kháng cự khi giá phá xuống. Nhưng khi giá phá lên thì nó chuyển thành 1 mức hỗ trợ mới. Và tại đó hình thành nên 1 fakey pin bar.

mức kháng cự và hỗ trợ hình thành 1 fakey pin bar

Một vài lời khuyên:

-Đừng vẽ quá nhiều mức trên chart, hãy chú ý tìm các mức quan trọng trên chart daily.

-Mức hỗ trợ và kháng cự không phải lúc nào cũng đụng ngay high hoặc low của nến. Đây không phải là 1 khoa học chính xác. Mà là 1 kỹ năng và nghệ thuật bạn cần trau dồi qua thời gian.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn FBS trên điện thoại

CÙNG THẢO LUẬN

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây