Tự học Forex đã nhắc đến rất nhiều về khái niệm cung cầu trong Forex. Đây là những khái niệm cơ bản trong lĩnh vực tài chính mà trader nào cũng cần hiểu rõ. Tuy nhiên, hiểu thôi là chưa đủ, muốn giao dịch thành công bạn cần vận dụng được nó vào thực tiễn. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ thực tế về cung cầu. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn, dễ dàng áp dụng vào từng trường hợp hơn nhé.
Khái niệm về cung cầu trong Forex
Trước khi đi tìm hiểu về những ví dụ thực tế về cung cầu thì chúng ta cần biết cung và cầu là gì trong Forex. Dưới đây là khái niệm về cung và cầu rất chi tiết. Mời các bạn đón đọc.
Cung là gì?
Cung được hiểu đơn giản là số lượng của hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp có thể đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Với mức giá được xác định trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn có thể hiểu về khái niệm nguồn cung qua một số thành phần cơ bản như sau:
- Nguồn cung cá nhân: Tức là nguồn hàng nhất định được các nhà cung cấp bán ra với mức giá cụ thể. Hay nói cách khác chính là nguồn cung cá nhân. Nó chỉ có ý nghĩa khi được xác định bởi một mức giá có công khai cụ thể.
- Nguồn cung thị trường: Là lượng hàng hóa, dịch vụ của một ngành hàng cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, cung thị trường biểu lộ tổng số lượng hàng hóa trên thị trường. Nó được xác định trong một lĩnh vực nhất định.
- Tổng cung: Là tổng hàng hóa hoặc dịch vụ của những ngành hàng trên thị trường.
Nói chung, nguồn cung của bất kỳ ngành hàng nào trên thị trường đều bị chi phối bởi những yếu tố khác nhau như: định chế kinh tế, nguồn nguyên liệu thô, tác động từ thiên nhiên…

Cầu là gì?
Ngược lại với cung chính là khái niệm về cầu. Bạn có thể hiểu cầu nghĩa là nhu cầu của người mua hay còn gọi là người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Nếu giá hàng hóa, dịch vụ có xu hướng tăng thì nhu cầu mua của người tiêu dùng có xu hướng giảm và ngược lại. Tương tự như cung thì nguồn cầu cũng gồm 3 thành phần chính như sau:
- Cầu cá nhân: Nghĩa là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu thụ sẵn sàng mua trong một khoảng thời gian nhất định. Nguồn cầu cá nhân gắn liền với mức giá hàng hóa được xác định từ trước.
- Cầu thị trường: Cầu thị trường được hiểu là tổng số lượng hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường trong một ngành, lĩnh vực nhất định.
- Tổng cầu: Tổng cầu được hiểu là tổng cầu của thị trường nhưng bao gồm cả các ngành, lĩnh vực khác nhau.
Theo dõi tiếp phía dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ thực tế về cung cầu. Từ đó bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn.
Giá cả thị trường có ảnh hưởng đến cung cầu không?
Theo quan điểm kinh tế vĩ mô thì cân bằng thị trường chính là trạng thái mà khối lượng giao dịch. Và mức giá được phép tự ổn định mà không bị thay đổi bởi áp lực. Trong sự cân bằng, cả hai bên người mua và người bán sẽ hài lòng. Ở mức giá cân bằng, số lượng hàng hóa của người bán sẵn sàng cung cấp đủ số lượng hàng hóa mà người mua sẵn sàng bỏ tiền ra mua vào.
Vậy mối quan hệ về giá cả có liên quan đến cung và cầu không? Câu trả lời được tóm tắt lại theo mối quan hệ của cung và cầu như sau:
- Giá sẽ ổn định nếu CUNG = CẦU
- Giá sẽ giảm nếu CUNG > CẦU
- Giá sẽ tăng nếu CẦU > CUNG

Tuy nhiên, giá cả trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động. Do đó, các cơ quan quản lý thị trường nên điều chỉnh lại để có thể kiểm soát giá cả, giúp thị trường ổn định. Nếu giá cả ổn định, kinh tế thị trường cũng sẽ tăng trưởng đúng theo kế hoạch.
Một số ví dụ thực tế về cung cầu
Để hiểu hơn về nguồn cung và nguồn cầu các trader có thể tham khảo qua ví dụ dưới đây:
Tại thời điểm tháng A của năm B thì giá một mớ rau chỉ nằm trong khoảng 10.000VNĐ/mớ. Cô C chỉ có thể mua cho gia đình mình 3 mớ rau/ngày. Tức là mỗi ngày cô C bỏ ra 30.000VNĐ cho 3 mớ rau. Tuy nhiên, khi vật giá leo thang do biến đổi khí hậu, lúc này giá của một mớ rau tăng không phải 10.000VNĐ nữa mà là 30.000VNĐ/mớ. Lúc này, cô C chỉ có mua được 1 mớ rau cho 1 ngày.
Ví dụ thực tế về cung cầu này quá rõ ràng phải không nào? khi vật giá tăng, nhu cầu mua sẽ giảm. Hoặc, khi nguồn cung bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài tác động, giá sẽ có xu hướng biến động. Tóm lại thì nguồn cung và nguồn cầu có một mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ khi cung và cầu có sự cân bằng thì giá cả mới ổn định.
Để làm rõ hơn về cung cầu ảnh hưởng thế nào đến giá cả thị trường. Sau đây Tự học Forex sẽ đưa ra thêm 2 ví dụ khác nhau nữa nhé.
Ví dụ thực tế về cung cầu ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán
Trong giai đoạn 2017 và 2018 loại cổ phiếu ROS có cầu tăng cực mạnh. Chính vì vậy mà giá cổ phiếu thời điểm đó đã tăng từ 10.000VNĐ lên 200.000VNĐ. Một con số quá khủng khiếp phải không nào? Mặc dù các nhà đầu tư biết rằng loại cổ phiếu này không hề có giá trị cao như vậy. Nhưng sau đó, vào 2020, lượng cầu đối với loại cổ phiếu này giảm dần. Giá sau khi giảm xuống còn 2.000VNĐ/cổ phiếu.

Thông qua ví dụ về chứng khoán trên, bạn có thể nhận thấy cung cầu thực sự có sức ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường cổ phiếu. Khi lượng cầu tăng lên, giá cũng tăng lên theo. Và ngược lại nếu mức cầu giảm xuống thì giá cổ phiếu cũng giảm.
Ví dụ thực tế về cung cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường kinh tế
Tại thời điểm X, cam chỉ có giá khoảng 20.000VNĐ/1kg. Chị A có thể mua cho gia đình 2kg cam mỗi ngày vào thời điểm mùa hè. Vì là mùa hè, nắng nóng nhiều nên nhu cầu sử dụng cam tăng lên. Nên giá cam lúc đó đã tăng từ 20.000VNĐ lên đến 40.000VNĐ/1kg. Do đó, nhu cầu mua cam cho gia đình sử dụng của chị A giảm xuống. Vì lúc này chị chỉ có khả năng chi trả cho 1kg cam mỗi ngày mà thôi.
Qua ví dụ này bạn có thể thấy được rằng khi một mặt hàng nào đó có sự thay đổi về giá. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu. Cũng như sức mua người tiêu dùng cũng vì thế mà thay đổi theo các mức độ khác nhau.
Ý nghĩa của quy luật cung và cầu là gì?
Cung cầu cũng có quy luật riêng của nó. Dưới đây là 3 quy luật của cung cầu:
- Giá trị của nguồn cung và cầu là dấu hiệu cho sức mua và sức bán của thị trường.
- Qua nguồn cung và cầu, người tiêu dùng và các nhà sản xuất có thể dự đoán được xu hướng phát triển của kinh tế. Từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp.
- Qua nguồn cung và cầu nhà nước cũng có thể đưa ra chính sách thích hợp để kích cầu hoặc bình ổn giá giúp nền kinh tế luôn trong trạng thái cân bằng, tránh lạm phát…
Lời kết
Phía trên là thông tin xoay quanh cung và cầu trong thị trường kinh doanh. Đối với thị trường Forex nó cũng tương tự như vậy. Và chúng tôi cũng đưa ra những ví dụ thực tế về cung cầu rồi. Hy vọng, các bạn đã nắm bắt được tất cả các thông tin trên và dự đoán được xu hướng thị trường. Từ đó có kế hoạch đầu tư, giao dịch một cách hiệu quả, chính xác nhất.