Thực Chất Quan Hệ Cung Cầu Là Gì? Cách Xác Định Vùng Cung Cầu Trong Forex

Trong Forex, vùng cung cầu là khái niệm cơ bản mà bất kỳ trader nào cũng phải nắm rõ. Về bản chất, cung và cầu sẽ bao quát cách thức thị trường hoạt động. Vì thế, việc vận dụng vùng cung cầu trong Forex khi tham gia giao dịch sẽ mang đến cho bạn cơ hội giao dịch thu lợi nhuận nhiều hơn. Vậy thực chất quan hệ cung cầu là gì? Cách xác định nó trong Forex như thế nào? Cùng Tự học Forex đi tìm câu trả lời nhé.

Thực chất quan hệ cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trong Forex

Trước khi đi vào xác định vùng cung cầu trong Forex thì chúng ta cần phải hiểu về lý thuyết trước đã. Xem thực chất quan hệ cung cầu là gì. Và quy luật của cung cầu là như thế nào trong Forex.

Khi nghiên cứu lý thuyết về phương pháp Wyckoff. Các trader đều biết rằng thị trường thường phải trải qua 1 chu kỳ với 4 giai đoạn chính. Bao gồm có tích lũy, tăng trưởng, phân phối và suy thoái. 

Đối với kiến thức về vùng cung cầu. Thì các trader chỉ cần tập trung vào thời điểm mà thị trường tích lũy. Cũng như phân phối và kết hợp với bản chất thị trường. Nhờ thế mà có quy luật cung cầu như sau:

  • Quy luật cầu: Quy luật cầu chính là mô tả việc giá của mặt hàng tăng cao thì tương ứng với lượng cầu ít. Nghĩa là người tiêu dùng không muốn mua thêm các hàng hóa do giá cao. Trong khi đó, với mức giá càng thấp thì lượng cầu sẽ ngày càng cao do người tiêu dùng muốn mua vì giá thấp. 
  • Quy luật cung: Quy luật cung là mô tả việc giá của mặt hàng cao thì lượng cung càng cao. Tức là người bán muốn bán nhiều hàng hóa với mức giá cao. Trong khi đó, với mức giá càng thấp thì lượng cung cũng giảm theo. Do người bán không muốn bán sản phẩm với mức giá thấp. 

Thực chất quan hệ cung cầu là gì? Là một mối quan hệ luôn song hành với nhau. Cầu nhiều thì cung mới tăng. Mà cầu ít thì cung giảm.

Vùng cung cầu là gì?

Khi thị trường bước vào giai đoạn tích lũy. Đồng nghĩa với việc 1 xu hướng giảm vừa kết thúc bởi nguồn cung trên thị trường đã cạn kiệt. Lúc này, người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm hàng hóa nhiều hơn. Nên khả năng các mặt hàng đều tăng giá. Vì những lý do này mà giai đoạn tích lũy được gọi là vùng cầu. Tức là khu vực xuất hiện nhu cầu. 

Ngược lại, với giai đoạn phân phối tức là lúc thị trường chững lại sau một thời gian tăng giá. Khi đó, giá cũng đã tăng đủ để cho cầu giảm dần và biến mất cơ hội cho lực cung tăng lên mạnh mẽ. Thế nên, giai đoạn này được gọi là vùng cung. 

vung-cung-cau-la-gi

Nhìn chung, vùng cung cầu trong Forex cũng tương tự như mức kháng cự và hỗ trợ khi mở rộng thường thấy. Đặc biệt là khi giá có xu hướng sẽ đảo chiều. 

Cách nhận biết, xác định vùng cung cầu trên biểu đồ

Để xác định được vùng cung cầu trong Forex trên biểu đồ. Bạn cần phải dựa vào trạng thái thị trường, sức mạnh vùng cung cầu và phân biệt vùng cung cầu với hỗ trợ kháng cực thông thường. Cụ thể như sau: 

Dựa vào trạng thái thị trường

Trên thị trường Forex có rất nhiều biến động. Điều đó dẫn đến việc khiến cho trader nhầm lẫn khi xác định vùng cung cầu với những khu vực giá khác, điển hình như là hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, các bạn có thể vận dụng một số tín hiệu cơ bản sau đây. Để nhận biết thực chất quan hệ cung cầu là gì và xác định được vùng cung cầu.

  • Khi thị trường đang loạn nhịp và không theo một xu hướng cụ thể nào kèm với vài cây nến nhỏ. Thường ít hơn 10 cây thì nó sẽ hình thành vùng cơ sở. Lúc này, vùng cung cầu có thể được thiết lập bởi vùng cơ sở này. Khi vùng cơ sở tích lũy đủ thì giá tự khắc sẽ đảo chiều. 
  • Trong trường hợp thị trường mà xuất hiện nhiều biến động dẫn đến đảo chiều thông qua tín hiệu từ một cây nến. Khi đó, thị trường không thể tạo ra được vùng cơ sở. Mà nó chỉ có thể dựa vào những cây nến hoặc mô hình nến như nến hammer hay nến nhấn chìm.

Thực chất quan hệ cung cầu là gì? Sức mạnh của vùng cung cầu 

Vùng cung cầu trong Forex cũng có những tín hiệu mạnh và yếu riêng. Để có thể vận dụng vùng cung cầu một cách tốt nhất. Các trader chỉ nên tập trung vào các vùng cơ sở nào mà có tín hiệu mạnh bằng các gợi ý sau:

  • Phạm vi giá hẹp: Với dấu hiệu phạm vi giá hẹp này. Các cây nến sideway thường sẽ là những cây nến nhỏ có biên độ giá khá thấp. Trong trường hợp phạm vi giá lớn thì bạn cứ tự hiểu rằng giá vẫn có những biến động lớn hơn và không chắc chắn sẽ về tín hiệu đảo chiều. 
  • Dưới 10 ngọn nến: Tín hiệu này cũng không đáng tin cậy lắm đâu. Bởi vùng cơ sở phải mất nhiều thời gian mới có thể  tích lũy được hơn 10 cây nến. 
  • Biến động mạnh sau đợt tích lũy: Sau giai đoạn tích lũy tại vùng cơ sở thì giá sẽ có động thái mạnh mẽ để phản ánh lại ý nghĩa của vùng cung cầu.
  • Càng mới càng tốt: Vùng cung hoàn hảo nhất là khi giá chưa hồi về tại khu vực đó lần nào kể từ khi nó xuất hiện. Độ tin cậy sẽ càng giảm xuống nếu được thử nghiệm nhiều lần. 
  • Vùng cung cầu nếu chỉ có một cây nến. Thay vì sự xuất hiện của vùng cơ sở thì nó nên là cây nến phá vỡ giá, chẳng hạn như nến Spring. Là bởi vì những mẫu nến có phần râu dài sẽ phản ánh cho việc giá có ý định bứt phá khỏi vùng cơ sở và cung cấp tín hiệu đảo chiều khi rút râu.
thuc-chat-quan-he-cung-cau-la-gi

Phân biệt vùng cung cầu với phần hỗ trợ và kháng cự

Trên lý thuyết thì ai cũng biết rằng vùng cung cầu và các mức hỗ trợ, kháng cự trong Forex là giống nhau về mặt hình thức. Nhưng khi tìm hiểu sâu về từng loại thì lại không phải như vậy. Cụ thể là:

  • Các mức hỗ trợ và kháng cự trong Forex chỉ có thể xác định được sau sự hình thành của các đáy hoặc đỉnh. Đồng thời được sử dụng khi giá vào khu vực này trong lần tiếp theo. 
  • Vùng cung cầu trong Forex có thể được phát hiện ra khi vừa mới hình thành nếu các trader nắm bắt tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nó ngay với hiệu quả tối ưu hơn so với những lần giá đảo chiều. 

Nhìn chung, vùng cung cầu rất khó có thể xác định hơn mức hỗ trợ và kháng cự. Nên bạn cần luyện tập nhiều để đảm bảo thành thạo kỹ năng này và tận dụng tối đa khả năng của nó. 

Các nguyên tắc áp dụng vùng cung cầu trong Forex

Sau khi đã biết thực chất quan hệ cung cầu là gì và xác định được nó trên biểu đồ. Thì các trader có thể tận dụng nó để giao dịch giao chiều như đối với khu vực hỗ trợ và kháng cự. Cụ thể là vào lệnh bán tại vùng cung và mua ở vùng cầu.

Tuy nhiên, trader cần phải lưu ý là tìm những vùng cung cầu chưa có phản ứng từ giá. Và giá cũng chưa từng thử nghiệm ở khu vực giá này. Tức là, vùng cung cầu càng mới thì sẽ càng mang đến hiệu quả cao hơn. Nếu bạn bắt gặp vùng cung cầu vừa mới hình thành. Thì đâu là vị trí lý tưởng để giao dịch theo phương pháp này?

Mỗi đợt giá thử nghiệm đều sẽ khiến cho vùng cung cầu đó giảm giá trị. Hãy xem cách thức vận hành của giá như là một quả bóng cao su vậy. Trong đó vùng cung cầu thì nó sẽ là “nền” để các bạn đập bóng xuống. Khi đó, nếu quả bóng càng đập xuống nền nhiều thì độ nảy lên sẽ càng giảm đến khi nó không thể nảy được nữa. 

thuc-chat-quan-he-cung-cau-la-gi-trong-forex

Cách giá phản ứng với vùng cung cầu cũng gần như thế. Lần tiếp xúc đầu tiên của giá với vùng cung cầu phản ánh trạng thái thực của thị trường và trong những lần tiếp theo. Các đợt tiếp xúc cũng chỉ đơn giản là tâm lý thị trường với lập luận rằng giá sẽ phản ứng lại ở khu vực này. Qua thời gian, tâm lý đó suy yếu đến khi không còn giá trị. 

Lời kết

Qua giới thiệu trên chắc các trader đã nắm rõ khái niệm thực chất quan hệ cung cầu là gì. Và cách xác định cung cầu trong Forex. Hy vọng những chia sẻ trên của Tự học Forex sẽ giúp trader có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Và áp dụng khi giao dịch thật hiệu quả nhé.

CÙNG THẢO LUẬN

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây