Tự Học Forex
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
    • Thông tin
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
    • IC Markets
    • Exness
    • FBS
    • Hotforex
    • IQ Option
  • Tín hiệu giao dịch
  • Liên hệ
Tự Học Forex
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
    • Thông tin
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
    • IC Markets
    • Exness
    • FBS
    • Hotforex
    • IQ Option
  • Tín hiệu giao dịch
  • Liên hệ
Kiến thức forex

Chỉ Báo Stochastic Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả

bởi admin 10/03/2020
10/03/2020

Khi trader theo trường phái phân tích kỹ thuật, các công cụ chỉ báo là điều hết sức quen thuộc, một trong những công cụ chỉ báo hết sức lợi hại nữa đó là Stochastic, một công cụ tương tự như RSI.

Vậy Stochastic là gì? Cách sử dụng nó như thế nào và độ hiệu quả của nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khái niệm

Stochastic Oscillator là một chỉ báo dao động so sánh giá đóng cửa với range giá của một sản phẩm nào đó trong một giai đoạn nhất định. Chỉ báo Stochastic Oscillator gồm 2 đường: đường chính được gọi là %K; đường còn lại %D là đường trung bình động của %K. Thông thường đường %K trên chart được vẽ liền còn đường %D được vẽ nét đứt.

Hướng dẫn cài đặt

Để cài đặt công cụ này hết sức đơn giản, các bạn chỉ việc làm theo các bước như sau:

  • Mở phần mềm giao dịch MT4
  • Sau đó chọn Insert -> chọn Indicators -> chọn Oscillators -> chọn Stochastic Oscillator

Như hình dưới là các bạn sẽ chọn được.

Sau đó chúng ta sẽ thấy cửa sổ của công cụ này hiện ra với các trường như sau:

  • Phần Parameters:

+ %K là đường chính nét liền trên chart

+ %D là đường trung bình động của %K

+ Price field: là giá của cây nến để các bạn lựa chọn, có thể là giá đóng cửa, giá mở cửa hay giá cao nhất/thấp nhất trong phiên.

  • Phần Colors: phần dùng để chỉnh màu sắc của 2 đường %K và %D

+ Đường %K là đường chính (Main)

+ Đường %D là đường tín hiệu (Signal)

  • Phần Levels: là các mức biên của công cụ Stochastic

+ 20: là biên dưới, hay gọi là vùng quá bán over sold

+ 80: là biên trên, hay gọi là vùng quá mua over bought

  • Phần Visualization:

Là phần mà các bạn có thể chọn sự hiển thị của công cụ trên khung thời gian bạn mong muốn

Cuối cùng Nhấn “OK”, ta đã cài đặt được công cụ này trên phần mềm MT4 để theo dõi và giao dịch.

Công cụ Stochastic sau khi đã được cài đặt.

>>> Xem ngay: Chỉ Báo PSAR Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Parabolic SAR

Cách sử dụng công cụ chỉ báo này

Cũng giống như công cụ chỉ báo thuộc Oscillators khác, công cụ chỉ báo Stochastic

Cách giao dịch theo Stochastic cơ bản:

Dựa vào 2 mức quá mua và quá bán của Stochastic và phân tích cho ra tín hiệu giao dịch tại 2 vùng quá bán hoặc quá mua này.

Tức là khi RSI vượt xuống dưới 20 (vùng quá bán – over sold), và nhìn thấy đường %K cắt đường %D hướng lên, khi đó ta thực hiện lệnh Buy, khá đơn giản.

Và ngược lại khi Stochastic vượt trên mức 80 (vùng quá mua – over bought), và nhìn thấy đường %K cắt đường %D hướng xuống, khi đó ta thực hiện lệnh Sell, cũng cực kỳ đơn giản đúng không nào.

Hình bên dưới là ví dụ minh họa:

Khi 2 đường %K và %D cắt nhau tại vùng quá mua và quá bán của Stochastic.

>>> Góc chia sẻ: Những lời khuyên sâu sắc từ các traders thành công

Cách sử dụng Stochastic theo phân kỳ

Cũng giống như các chỉ báo khác thuộc dòng Oscillators, Stochastic phương pháp sử dụng theo phân kỳ rất được nhiều trader sử dụng, dự báo dấu hiệu của sự đảo chiều xu hướng của sản phẩm.

Khi nói tới đảo chiều ta nghĩ ngay đến đảo chiều có 2 dạng là đảo chiều từ giảm sang tăng và ngược lại đảo chiều từ tăng sang giảm, cho thấy sự phân kỳ của 2 đường giá này:

  • Đối với đảo chiều từ giảm sang tăng:

+ Đáy của giá giảm, tức đáy sau thấp hơn đáy trước

+ Đáy của Stochastic tăng, tức đáy sau cao hơn đáy trước

  • Ngược lại, đối với đảo chiều từ tăng sang giảm:

+ Đỉnh của giá tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước

+ Đỉnh của Stochastic giảm, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước

Hình bên dưới là một ví dụ minh họa cho một ứng dụng phân kỳ của Stochastic trong giao dịch:

Các trường hợp phân kỳ đảo chiều của xu hướng từ tăng sang giảm và ngược lại.

Như vậy chúng ta đã đi hết bài học của công cụ chỉ báo Stochastic, một chỉ báo thuộc dòng Oscillator huyền thoại, nếu ứng dụng tốt chúng ta hoàn toàn có thể giao dịch hiệu quả từ chúng.

Tuy nhiên đời không phải là hoa hồng. Các chỉ báo kỹ thuật thường có một độ trễ nhất định, nên khi giao dịch chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố khác để có được một hệ thông giao dịch hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.

Bên cạnh đó chúng ta cũng nên biết rèn luyện tâm lý và quản lý vốn tốt để không bị gục ngã trước thị trường đầy sóng gió và diễn biến khó lường.

Mặt khác, chúng ta cũng nên kết hợp với các tin tức quan trọng hàng ngày trong lịch kinh tế, có thể tham khảo các trang như Forexfactory, Investing.com, Fxstreet,… không phải vì chúng thuộc phân tích cơ bản, mà là để theo dõi các sự kiện địa chính trị cũng như kinh tế có ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng.

>>> Xem thêm: Những lỗi giao dịch forex nguy hiểm cần tránh

Kiến thức forex
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Bài trước
Đơn Giản Hóa Cách Giao Dịch Với Bollinger Bands
Bài sau
Chỉ Báo RSI Là Gì? Cách Sử Dụng Hiệu Quả

Bài viết liên quan

Indicator là gì? Phân loại indicator phổ biến

14/05/2021

Tìm hiểu về kiến thức forex nâng cao

10/05/2021

Phân tích hệ thống giao dịch myfxbook

07/05/2021

Tìm hiểu về MQL5 và cách mở tài...

04/05/2021

Học forex miễn phí ở đâu? Như thế...

01/05/2021

Hướng dẫn Rút tiền từ ví Neteller về...

30/04/2021

Robot Forex là gì? Các lợi ích khi...

28/04/2021

Hướng dẫn giao dịch theo sóng Elliott

25/04/2021

Hướng dẫn sử dụng Neteller hiệu quả

23/04/2021

Các Mô hình nến Nhật cơ bản

22/04/2021

Bài viết nổi bật

  • Top 3 sàn Forex uy tín nhất tại Việt Nam năm 2022

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản ICMarkets mới nhất

  • Hướng dẫn mở tài khoản sàn Exness mới nhất.

  • Các Indicators-EA-Robot hỗ trợ giao dịch ngoại hối – Forex

  • Mã zip code-postal code các tỉnh thành Việt Nam

Mạng xã hội

Facebook Youtube
  • Facebook
  • Youtube

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch Phái sinh có mức độ rủi ro cao đối với số vốn của bạn và bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn có thể chịu được.

sponsored