Nhận diện khi nào giá pullback, khi nào giá sideways?

PULLBACK và SIDEWAYS (Consodidation hay còn gọi là vùng giá không có hướng) chắc là hai thuật ngữ quen thuộc trên thị trường. Ở một khía cạnh nào đó, hai trạng thái giá này khá giống nhau khiến cho nhiều trader nhầm lẫn.

Tuy nhiên, một khi hiểu rõ được đặc điểm và công dụng của chúng cũng như trạng thái giá tiếp diễn sau chúng, trader mới có thể vận dụng tốt Pullback và Sideways để tìm kiếm lợi nhuận cho chính mình.

Nói ngắn gọn để các trader chưa nắm rõ hai khái niệm này: Pullback là đoạn giá điều chỉnh trong một xu hướng đang diễn ra. Đoạn pullback có thể ngắn hoặc dài tùy vào độ dài của trend. Tuy nhiên khi kết thúc quá trình pullback, giá sẽ tiếp tục đi theo xu hướng cũ. Khác với pullback, sideways hay còn gọi là consolidation. Tạm dịch ra tiếng Việt là vùng giá đi ngang cũng xuất hiện sau một xu hướng vừa kết thúc. Trạng thái sideways có thể diễn ra rất dài và cũng là dấu hiệu kết thúc hoàn toàn xu hướng cũ. Sau khi giá đi ngang một khoảng thời gian trong vùng sideways. Giá có thể theo hướng cũ hoặc theo hướng ngược lại.

Không như sideways, pullback chỉ là đoạn nghỉ của một xu hướng. Do đó, nếu phân biệt được hai khái niệm này, trader có thể xây dựng cho mình được một kế hoạch giao dịch tương đối chính xác với những gì đang diễn ra trên thị trường. Cũng như không bị nhầm lẫn dẫn đến bắt sai đỉnh đáy và giao dịch ngược chiều xu hướng.

>>>Xem thêm: Nên đăng ký đầu tư sàn nào uy tín và hiệu quả

Phân tích tâm lý thị trường để tìm ra điểm khác nhau

Sự khác nhau lớn giữa pullback và sideways nằm ở chỗ chúng làm các trader nhỏ lẻ tin vào hướng đi của thị trường.

Khi thị trường có vẻ như dừng xu hướng lại và bắt đầu đi ngang. Trader sẽ vẫn tiếp tục vào lệnh theo xu hướng vì họ tin rằng xu hướng vẫn còn tiếp tục.

Khi pullback hình thành, trader sẽ vào lệnh theo hướng pullback (tức là ngược với xu hướng cũ). Lệnh được đặt nhiều hay ít phụ thuộc vào độ sâu và độ xa của pullback so với xu hướng cũ. Cụ thể, nếu pullback đi hơi sâu, hoặc pullback lâu rồi mà giá chưa quay đầu lại. Trader nhỏ lẻ sẽ bắt đầu close lệnh hiện tại, và đặt lệnh theo pullback.

khi-nào-gia-pullback-khi-nao-gia-sideways1

Bây giờ nhìn vào hình minh họa cặp AUDUSD bên trên. Giá đã đi hết downtrend.

Tôi muốn các bạn để mắt đến vùng kết thúc xu hướng để cho các bạn hình dung được. các trader nhỏ lẻ đặt niềm tin vào pullback như thế nào.

Các trader tổ chức đã chốt lời tại vùng màu xanh đầu tiên, làm cho giá đẩy lên từ xu hướng giảm, tạo nên một pullback.

Khi thị trường tạo một đáy mới thấp hơn đáy cũ. Các trader tổ chức lại chốt lời thêm đợt nữa làm cho giá được đẩy lên thêm một lần nữa. Lúc này giá đi vào trạng thái sideways chứ không còn là pullback nữa.

>>> Tham khảo: Keltner Channel (KC) Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng Kênh Giá Hiệu Quả

khi-nào-gia-pullback-khi-nao-gia-sideways2

Khi thị trường di chuyển xa hơn.

Khi thị trường di chuyển xa hơn, người ta bắt đầu mới nhận ra. Pullback đã biến thành một sự đảo chiều thật sự, không phải là sideways. Vậy một bài học để chúng ta rút ra được từ ví dụ này là. Nếu một pullback được hình thành trong một pullback thì đó là dấu hiệu của sự hình thành một xu hướng mới.

Quay lại với vấn đề sideways, tại sao lại có sideways ở vùng này? Lý do là khi pullback xuất hiện (do các trader tổ chức chốt lời tạo ra). Thì các trader nhỏ lẻ vẫn tin là thị trường chỉ pullback. Và tận dụng thời cơ để vào lệnh SELL, đồng thời đẩy giá xuống. Nhờ những lệnh SELL đó, trader lớn lại có cơ hội lần nữa để chốt những lệnh SELL còn lại của mình. Và thế là thị trường lình xình tại đó.

Ba lần như vậy (theo hình trên), các trader nhỏ lẻ không còn thấy có lực đi xuống. Một phần sẽ chán nản và close lệnh hiện tại của mình. Phần còn lại không nhập thêm lệnh sell nữa.

Kết quả cuối cùng, nhỏ lẻ vẫn là người thua.

Phần này tôi nói có phần theo diễn biến chứ không mang tính liệt kê. Hy vọng các bạn hiểu được sự phân biệt giữa pullback. Sideways và sự đảo chiều đằng sau bức tranh tôi vừa mô tả.

Lại một cái bẫy khác !

khi-nào-gia-pullback-khi-nao-gia-sideways3

Lúc này giá đang trong trạng thái uptrend. Giá đi lên và tạo thành một pullback đầu tiên.

Vì hiện tại, các trader nhỏ lẻ tin rằng pullback này là một tín hiệu đảo chiều chứ không phải pullback (có lẽ vì bài học vẫn còn đó).

Một lý do nữa, là pullback này di chuyển khá sâu và dài so với uptrend hiện tại (uptrend hiện tại khá ngắn). Đo đó các trader có lý do để nghi ngờ đây không phải là một pullback. và dẫn đến tâm lý trend sẽ đảo chiều. Họ đặt lệnh SELL. Các bank trader tận dụng được cơ hội đó và họ đặt lệnh BUY đối ứng và đẩy giá lên vượt qua kháng cự.

Khi giá đã tăng quá cao, lúc này ai cũng nghĩ sẽ là thích hợp nếu đặt BUY để ăn theo xu hướng, thì các trader lớn họ tiếp tục lợi dụng lực Buy đó để chốt lời lệnh Buy của mình. Kết quả giá rớt xuống.

khi-nào-gia-pullback-khi-nao-gia-sideways4

Trader nhỏ lẻ thấy giá rớt xuống thị nhanh chóng chốt lệnh Buy của mình. Và làm cho giá rớt thê thảm hơn nữa. Đến khi lệnh SELL đạt cực đại thì giá nảy lên hình thành Pullback.

Và chu trình mua mua bán bán giữa các Trader lớn và Trader nhỏ lẻ cứ thế mà tiếp diễn. Trader nhỏ lẻ liên tục bị lợi dụng tâm lý. Trader lớn thì chờ thời cơ để gom hàng và xả hàng một cách hợp lý.

Những hành vi đó đã tạo nên Pullback, Sideways và đảo chiều xu hướng giá.

Vậy rốt cuộc Pullback và Sideways khác nhau chỗ nào?

Pullback và Sideways là hai công cụ để các Bigboys sử dụng để tạo cho trader nhỏ lẻ một kỳ vọng. Rằng giá sẽ vẫn đi theo xu hướng cũ và lợi dụng điều đó để chốt lời.

Chỉ một điểm khác nhau cơ bản, là pullback hình thành, nếu nó đủ rộng. Nó sẽ làm cho TẤT CẢ các trader nhỏ lẻ bị đánh lừa là giá đã đảo chiều. Và họ sẽ giúp các Bigboy đẩy giá theo xu hướng mới.

Sideways thì không làm được như vậy. Lý do là vì lúc thị trường sideway, các trader sẽ đặt cả hai lệnh chờ Buy. Và Sell tại hai đỉnh đáy của vùng sideways làm biện pháp an toàn. Do đó, đánh lừa nhỏ lẻ bằn sideways là vô cùng khó.

Như các bạn đã biết, các trader tổ chức thường phải khớp một khối lượng lệnh cực lớn. Để làm được như vậy, thị trường lúc đó phải cực kỳ thanh khoản. Hay nói cách khác, khi họ muốn BUY. Họ phải tạo một các bẫy đẩy thị trường cung cấp cho họ một số lượng cực lớn lệnh SELL. Để khớp lệnh BUY của họ (cú pullback ở ví dụ trên).

Trên đây là toàn bộ bản chất của sự hình thành pullback. sideways cũng như sự đảo chiều giá xoay quanh tâm lý của nhỏ lẻ. Và hành động của các ông lớn. Hy vọng bài viết này đem lại thông tin hữu ích cho các bạn.

>>> Xem ngay: Đơn Giản Hóa Cách Giao Dịch Với Bollinger Bands

CÙNG THẢO LUẬN

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây