Ở bài trước chúng ta đã học Pivot Point là gì và cách tính Pivot Point như thế nào rồi, ở bài này hôm nay chúng ta sẽ học cách làm thế nào để giao dịch theo Pivot, và làm thế nào để giao dịch với Pivot một cách hiệu quả. Bạn đang tìm hiểu về forex? Hãy cùng Tự học Forex tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Giao dịch theo Pivot trong thị trường sideway
Ở cách đơn giản nhất chúng ta có thể sử dụng các mức Pivot Point là dùng nó như các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Vùng giá khi đang ở gần vùng kháng cự phía trên, bạn có thể đặt lệnh bán với dừng lỗ nằm trên kháng cự. Ngược lại nếu bạn đang ở gần vùng hỗ trợ, bạn có thể đặt lệnh mua với dừng lỗ ở dưới đường hỗ trợ.

Vào lệnh BUY khi giá nằm ở vùng hỗ trợ S1.
Nhìn ở ví dụ bên trên, là biểu đồ của cặp ngoại hối EURUSD, bạn có thể thấy giá đang thử lại vùng hỗ trợ S1.
Và như ví dụ ở bên trên thì vùng hỗ trợ S1 được giữ vững, và các bạn đã chiến thắng trong lệnh BUY này.
Tuy nhiên thực tế khác xa hơn rất nhiều, các bạn nên chờ tín hiệu đảo chiều như mô hình nến đảo chiều hay chỉ báo RSI, Stochastic quá mua hoặc quá bán, để có thêm dữ kiện tại các mức hỗ trợ và kháng cự này để hệ thống giao dịch thêm hiệu quả hơn.

Tương tự cho ví dụ ở trên là vào lệnh SELL ngay tại R1, giá sẽ đi xuống theo đúng kỳ vọng của chúng ta và có thể chốt lời ở điểm Pivot hoặc ở S1.
Thông thường giá trong ngày chỉ di chuyển ở vùng S1 đến R1, thỉnh thoảng đến R2 và S2, còn R3 và S3 thì thường ít khi gặp trong thị trường không có biến động mạnh.
>>>Xem thêm: Sàn giao dịch đáng để đầu tư sinh lời nhất
Giao dịch theo thị trường khi Pivot bị phá vỡ
Cũng rất đơn giản, giống như bao ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thông thường, các mức Pivot Point không phải lúc nào cũng giữ vững, cũng có thể sẽ có những lúc nó bị phá vỡ.
Khi chúng ta sử dụng phương pháp giao dịch theo Pivot khi thị trường sideway như cách thứ nhất là hoàn toàn đúng, nhưng không phải lúc nào cũng đúng và lúc nào cũng giao dịch được. Thực tế nhiều khi các mức Pivot Point không giữ được và phá vỡ sau đó, và việc của bạn cần phải có những công cụ nhằm chuẩn bị cho những tình huống khi các ngưỡng của Pivot bị phá vỡ.
Cách theo giao dịch bị phá vỡ
Có 2 cách giao dịch theo phá vỡ:
- Cách 1: Giao dịch “đu theo” khi giá phá vỡ một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nào đó.
- Cách 2: Đợi giá hồi về vùng hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ đó và giao dịch theo hướng mà giá đã phá vỡ.
Như ví dụ về EURUSD trên biểu đồ Daily bên dưới để thấy việc giao dịch theo phá vỡ vùng R1 của Pivot.

Chúng ta có thể thấy rằng EURUSD đã tăng mạnh trong suốt cả ngày giao dịch.
Giá đã tăng mạnh sau đó, phá vỡ luôn R1, lúc này có 2 trường hợp:
- Nếu bạn giao dịch theo cách 1 như nói ở trên bạn có thể BUY đu theo khi giá phá vỡ R1. Mục tiêu chốt lời có thể ở R2 hoặc R3 (như hình ở phía trên).
- Hoặc nếu các bạn là nhà đầu tư an toàn có thể đợi giá hồi về lại vùng R1 đã phá vỡ trước đó. Sau đó các bạn vào lệnh BUY tại vùng này. Mục tiêu chốt lời cũng có thể là R2 và R3.
Tuy nhiên, dù là bạn giao dịch theo phương pháp nào đi chăng nữa. Thì việc cài dừng lỗ là không bao giờ thừa. Nhưng nếu dừng lỗ của bạn ngắn, bạn cũng sẽ bị “dính chưởng” ngay bởi thị trường.
>>>Xem thêm: Sàn Forex mà các trader không nên bỏ qua
Vùng giá lên
Nếu trong trường hợp trên giá có thể lên đến vùng R3. Và chúng ta có thể nhân cơ hội này chốt lời lệnh mua và lúc này vào lệnh bán,. Để có thể kiếm thêm lợi nhuận tối đa có thể.
Như hình bên dưới là một ví dụ.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, một khi mức hỗ trợ bị phá vỡ, nó thường trở thành mức kháng cự. Ngược lại, kháng cự khi bị phá vỡ cũng có thể trở thành hỗ trợ. Và yếu tố này giúp bạn vào lệnh an toàn hơn và hiệu quả hơn. Và đừng quên đặt dừng lỗ và chốt lời với giao dịch kiểu phá vỡ với Pivot Point nhé.
Thực tế cho thấy rằng, có một điều khó khăn khi giao dịch kiểu phá vỡ là chọn điểm để đặt dừng lỗ. Không giống như giao dịch khi giá đi ngang. Việc giao dịch kiểu phá vỡ là phải tìm kiếm những biến động nhanh và mạnh. Do đó điểm cài dừng lỗ của các bạn có thể dài hơn. Tuy nhiên xác suất thắng là cao hơn.
Nếu bạn đặt lệnh mua khi giá phá vỡ R1, bạn cần đặt dừng lỗ dưới R1 một chút.
Điểm đặt chốt lời
Còn về điểm đặt chốt lời, bạn có thể chú ý đến vùng Pivot Point hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo như là các vùng có thể đặt chốt lời. Rất ít khi mà giá có thể phá vỡ tất cả các mức của Pivot Point. Ngoại trừ khi có tin kinh tế quan trọng hoặc sự kiện bất ngờ diễn ra. Nên việc đặt chốt lời là các mức ngưỡng hỗ trợ và kháng cự tiếp theo khá đơn giản.
Thứ nhất, bạn sẽ không biết rằng liệu giá có đi tiếp hay không. Bạn luôn suy nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng sau khi vào lệnh. Nhưng nhiều khi bạn lại bị trúng đỉnh hoặc trúng đáy. Có nghĩa là bạn đã bị trúng tín hiệu sai, điều này áp dụng khi xảy ra thị trường sideway.
Thứ hai, bạn sẽ không biết chắc liệu đó có phải là tín hiệu phá vỡ thực sự hay không. Hay chỉ là một biến động bất thường do một thông tin kinh tế quan trọng nào đó gây ra. Điều này áp dụng cho thị trường phá vỡ các mức hỗ trợ và kháng cự của Pivot.
Bên cạnh đó , bạn cần nắm rõ thêm kiến thức về hỗ trợ và kháng cự, mô hình nến, chỉ báo kỹ thuật động lượng. Và các chỉ báo kỹ thuật về đảo chiều. Cũng có thể giúp có một tín hiệu giao dịch tốt hơn. Và nhằm xác định xem sự phá vỡ này là thực hay không. Các chỉ báo này sẽ giúp các bạn rất nhiều trong việc nâng cao hiệu suất giao dịch.
Kết luận
Và cuối cùng, sự tăng giảm bất thường. Và biến động thường diễn ra khi có một thông tin quan trọng đang được công bố. Các tin tức này thường ảnh hưởng đến thị trường trong thời gian rất ngắn nhưng rất lớn.
Vì vậy, việc nắm các tin tức quan trọng trong ngày và trong tuần sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn trong thị trường forex rất nhiều. Có nhiều trang cung cấp tin tức, lịch kinh tế lớn trên thế giới mà các bạn có thể lựa chọn để tham khảo như forexfactory.com, investing.com, fxstreet.com….
>>>Xem thêm: Nên đăng ký đầu tư sàn nào uy tín và hiệu quả
>>>Xem thêm: Sàn giao dịch đáng để đầu tư sinh lời nhất