Bạn đã biết gì về chiến lược cung cầu?

Chiến lược cung cầu là một trong những phương thức giao dịch được rất nhiều trader quan tâm. Tuy nhiên cần sử dụng một cách hiệu quả.

Trong bài viết này, Tự học Forex sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về vùng cung cầu và cách sử dụng chúng trong giao dịch. Trước tiên ta sẽ nhắc lại định nghĩa vùng cung cầu trước nhé.

Vùng cung trên biểu đồ là khu vực mà phe bán vượt trội hơn hẳn so với phe mua, và giá sẽ giảm cho đến khi sự cân bằng phe mua và bán được phục hồi. Ngược lại, vùng cầu là khu vực mà phe mua vượt trội hơn hẳn phe bán.

Chiến lược cung cầu sự dịch chuyển về giá cả

Phía bên trái biểu đồ bên dưới là vùng cầu. Bạn có thể thấy rằng trước khi giá bắt đầu tăng mạnh, nó đã tạm dừng trong một nến. Đây là vùng mà các trader phân tích kỹ thuật xác định là vùng cầu. Bởi vì trong vùng giá đó có sự dư thừa lực mua đã hấp thụ hết toàn bộ lực bán và giá đã tăng lên ngay sau đó để khôi phục lại trạng thái cân bằng giữa mua và bán.

Sau đó, các nhà giao dịch kỹ thuật có thể sử dụng thông tin này khi giá quay trở lại vùng cầu vào lần tiếp theo (mũi tên màu xanh), rất có thể giá sẽ lại thấy sức mua tại vùng cầu này.

chien-luoc-cung-cau-su-dich-chuyen-ve-gia-ca


Ở ví dụ trên, bạn có thể thấy giá đã giảm xuống vùng cầu một vài lần nhưng mỗi lần giá lại bị đẩy lên trở lại ngay lập tức.

Có thể thấy vùng cung cầu không chỉ được sử dụng làm vùng giá để xem xét tín hiệu vào lệnh. Mà nhiều nhà giao dịch sử dụng chúng để xác định các mục tiêu và vị trí thoát lệnh tiềm năng trong giao dịch của họ. Khi bạn bắt đầu chú ý đến các vùng cung cầu. Bạn sẽ thấy rằng chúng thường đóng vai trò như là cục nam châm hút giá trở lại các vùng đó.

>>>Xem thêm: Sàn giao dịch các trader nên tham khảo để đầu tư sinh lời

Kháng cự và hỗ trợ của vùng cung cầu

Câu hỏi luôn được đặt ra trong bối cảnh này là vùng cung cầu khác với hỗ trợ. Và kháng cự thông thường như thế nào?

Câu trả lời thực sự rất đơn giản: Vùng cung cầu thường là nguồn gốc của các động thái di chuyển mạnh của giá (tăng hoặc giảm). Trong khi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là khu vực hợp lưu trên biểu đồ.

Ngưỡng cản đầu tiên trong biểu đồ bên dưới hiển thị ngưỡng hỗ trợ. Và kháng cự điển hình trong đó giá đã đảo chiều liên tục từ vùng này được đánh dấu X. Các vùng màu xanh bên dưới hiển thị hai vùng cầu. Chúng được tạo ra khi giá tăng mạnh ở những khu vực đó. Ở bên phải biểu đồ, khi giá quay trở lại các vùng cầu này. Việc bán tháo đã dừng lại và giá thậm chí quay đầu ngược lại.

khang-cu-va-ho-tro-cua-vung-cung-cau


Bạn có thể thấy, vùng cung/cầu và hỗ trợ/kháng cự thường có thể được tìm thấy trên các biểu đồ. Và một nhà giao dịch hiểu cả hai có thể sử dụng những kiến thức này để phân tích biểu đồ giá một cách hiệu quả.

Các vùng cung cầu chồng lên nhau

Bạn sẽ thường tìm thấy nhiều vùng cung hoặc vùng cầu nằm chồng lên nhau, như biểu đồ ở phía trên. Đặc biệt là trong các xu hướng động lượng cao. Các vùng giá đi ngang cũng thường tạo ra nhiều vùng cung hoặc vùng cầu.

Có hai điều mà một nhà giao dịch nên biết khi phân tích các vùng cung cầu chồng lên nhau:

  1. Giá thường bị hấp dẫn đến khu vực xa hơn. Trong trường hợp vùng cầu (như biểu đồ bên dưới), giá đã vượt qua vùng đầu tiên. Và sau đó quay lại ở vùng cầu thấp hơn. Đây là một hành vi phổ biến và nó có ý nghĩa vì các nhà giao dịch thích mua với giá thấp hơn hoặc bán với giá cao hơn.
  2. Bạn nên tránh giao dịch khi giá nằm bên ngoài vùng cung và cầu mà không có sự xác nhạn. Điều này có nghĩa là, trong bối cảnh của vùng cầu. Đừng chỉ mở vị thế mua khi giá di chuyển đến vùng cầu. Bạn cần đợi cho đến khi thấy rằng giá thực sự đã tìm thấy lực mua và tăng trở lại. Sự xác nhận này không chỉ áp dụng cho giao dịch trong vùng cung cầu mà còn có thể được sử dụng trong nhiều chiến lược giao dịch khác.
cac-vung-cung-cau-chong-len-nhau

>>>Xem thêm: Sàn giao dịch các trader nên tham khảo để đầu tư sinh lời

Vùng cung cầu – Nam châm hút giá

Như đã nói vùng cung cầu cũng có thể được sử dụng để tìm cơ hội vào lệnh. Và thoát lệnh vì giá thường bị hấp dẫn đến các khu vực như vậy.

Như biểu đồ bên dưới thể hiện vùng cung. Sau đó, giá tăng trở lại và tiếp cận vùng cung. Khi giá đã đến vùng cung, một số nhà giao dịch với vị thế mua có thể sẽ thoát lệnh của họ. Và có thể phe bán sẽ vào cuộc dẫn đến một đợt bán tháo mới từ vùng cung.

cac-vung-cung-cau-chong-len-nhau-01


​Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về vùng cung cầu và áp dụng vào giao dịch.

>>>Xem thêm: Sàn giao dịch uy tín nhất Việt Nam

>>>Xem thêm: Phân Tích Cơ Bản Trong Giao Dịch Forex

CÙNG THẢO LUẬN

Nhận Ebook-EA

Ebook

Hướng dẫn nhận tài liệu Ebook-EA: Tại đây

error: Alert: Content selection is disabled!!